Thông số kỹ thuật Hướng Dẫn Dạy Học Môn Lịch Sử Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
Cuốn sách Hướng dẫn dạy học môn Lịch sử theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được biên soạn nhằm giúp giáo viên và cán bộ chỉ đạo, quản lí giáo dục tổ chức dạy học môn Lịch sử ở cấp trung học phổ thông phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông và Chương trình môn học mới.
Cuốn sách gồm ba phần chính: Phần một làm rõ những vấn đề chung của chương trình; Phần hai hướng dẫn và gợi ý về cách thức thiết kế và thực hiện giáo án; Phần ba hướng dẫn và gợi ý về việc kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Khi sử dụng cuốn sách này, cần lưu ý các điểm sau:
Thứ nhất, các thầy cô cần nắm được và vận dụng thật tốt logic của cách tiếp cận năng lực trong toàn bộ hoạt động dạy học theo chương trình môn học mới. Trước hết, phải đọc và nắm thật chắc mục tiêu của chương trình, quan điểm xây dựng chương trình. Sau đó, nghiên cứu kĩ để hiểu rõ cấu trúc và nội dung năng lực môn học, đồng thời, tìm hiểu kĩ yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và từng chuyên đề. Đó chính là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp dạy học cho từng nội dung, từng bài, từng chủ đề, chuyên đề; xác định kịch bản dạy học, thu thập học liệu phù hợp, soạn giáo án và
tổ chức hoạt động dạy và học.
Điều cần đặc biệt lưu ý ở đây là các thầy cô không “đọc ngược”, “làm tắt” trong khi thực hiện chương trình môn học. Kinh nghiệm bước đầu cho thấy không ít thầy cô thường bắt đầu tìm hiểu ngay các nội dung cụ thể của từng chủ đề, chuyên đề, xây dựng luôn giáo án rồi mới tìm học liệu và xác định mục tiêu cho từng bài. Đó là cách làm theo “quán tính” tiếp cận nội dung trong giáo dục lịch sử trước đây. Cách làm này không phù hợp với yêu cầu của Chương trình môn Lịch sử mới ở cấp trung học phổ thông.
Thứ hai, thầy cô cần chú ý đến tính “pháp lí”, tính “mở” và tính “kết nối” của Chương trình môn Lịch sử. Là văn bản có tính pháp quy nên những mục tiêu, cấu trúc năng lực và yêu cầu cần đạt được xác định trong chương trình có giá trị pháp lệnh. Nhà trường và giáo viên không được thay đổi, thêm hoặc bớt ở những mục này. Tuy nhiên, chương trình môn học cũng đảm bảo tính “mở” để tạo điều kiện phát huy cao độ vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Giáo viên và học sinh cần linh hoạt,
chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và sử dụng học liệu, xây dựng phương án, kịch bản dạy và học phù hợp, thậm chí hoàn toàn có thể thay đổi trình tự và thời lượng dành cho các mạch nội dung, các hoạt động giáo dụ Chương trình cũng có tính “kết nối” cao, nhất là kết nối nội dung học tập của môn Lịch sử với các môn học khác (như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục quốc phòng và an ) và hoạt động trải nghiệm; kết nối giữa giáo dục ở
nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Thứ ba, việc đánh giá kết quả giáo dục trong quá trình dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thành công chương trình môn học. Giáo viên cần đảm bảo đổi mới toàn diện và căn bản công tác này trên hai nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, đánh giá tích cực. Toàn bộ hoạt động đánh giá phải đảm bảo có hiệu ứng tích cực, khuyến khích học sinh học tập, rèn luyện tốt hơn. Thay vì tập trung vào việc chỉ ra hạn chế, sai lầm của học sinh, giáo viên cần tập trung vào việc chỉ ra mặt mạnh, cái hay, cái đúng của học sinh để động viên, cổ vũ các em phát huy hơn nữa những ưu điểm này. Việc giúp các em tự mình nhận ra chỗ yếu, chỗ là để lưu ý các em bổ khuyết, khắc phục. Tuyệt đối không được dùng đánh giá như một hình phạt đối với học sinh.
Hai là, đánh giá là đánh giá năng lực của học sinh. Do vậy, giáo viên không tập trung vào việc yêu cầu, đánh giá mức độ học thuộc, ghi nhớ máy móc nội dung bài học. Dựa trên việc xác định cấu trúc năng lực và yêu cầu cần đạt của các mạch nội dung, giáo viên cần chủ động nghiên cứu và lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp. Nên phối hợp giữa nhiều hình thức đánh giá, kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
.
.
:
.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Thanh Hằng Nguyễn Thị
Dể hiểu, phục vụ cho việc dạy học